Tiếp nối bài viết trước về những thuật ngữ thường gặp khi làm hồ sơ đi du học Mỹ, mình sẽ viết tiếp một bài nữa để giải thích thêm cho các bạn những thuật ngữ thường xuất hiện khi sử dụng hệ thống nhập học trực tuyến Common Application, Coalition on Scoir hoặc nộp trực tiếp hồ sơ cho các trường.
Table of Contents
Common Application
Common Application là hệ thống hỗ trợ nhập học trực tuyến lớn nhất ở Mỹ. Hơn 900 trường ở Mỹ và một vài trường ở nước ngoài cũng sử dụng hệ thống nhập học này, đặc biệt là ở các Ca-na-đa, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Hệ thống này thường được gọi tắt là CommonApp. Đây sẽ là một công cụ đắc lực cho những bạn có dự định trở thành du học sinh Mỹ trong quá trình tìm kiểu các trường đại học ở Mỹ.

CommonApp có sự tham gia từ hơn 250 trường đại học công ở Mỹ, hơn 400 trường sử dụng CommonApp không bắt học sinh phải nộp phí khi nộp hồ sơ. Đây có thể là một lợi thế lớn nếu các bạn gặp khó khăn trong việc chi trả hồ sơ khi nộp hồ sơ du học Mỹ cho các trường đấy!
Các bạn hãy nhờ thầy cô đăng ký tài khoản Coalition và CommonApp, đây là 2 hệ thống nộp hồ sơ lớn nhất ở Mỹ hiện tại. Sau này bạn sẽ cần thầy cô gửi nộp thư giới thiệu (recommendation letter) qua hệ thống này.
Nếu các thầy cô gặp khó khăn khi sử dụng các hệ thống trên, bạn có thể làm video hướng dẫn hoặc trực tiếp hỗ trợ trực tiếp luôn để các thầy cô lập tài khoản. Sau khi nhận được thư mời nhập học và nhận được thư I-20 từ trường, bạn có thể xem qua bài viết này để tìm hiểu thủ tục du học Mỹ: https://khanhtung.com/chuan-bi-gi-de-di-du-hoc-my-nam-2022/
Bạn có thể sử dụng Common Application tại đây.
Coalition For College Access

Còn được gọi tắt bởi các bạn học sinh, sinh viên là Coalition Application, CoalitionApp hoặc Coalition, đây là một trong những hệ thống hỗ trợ đăng ký nhập học trực tuyến lớn nhất ở Mỹ. Coalition là một tổ chức phi lợi nhuận với đối thủ cạnh tranh chính là CommonApp.
Bạn có thể nạp hồ sơ không giới hạn vào các trường đại học ở Mỹ, miễn là các trường đấy chấp nhận hồ sơ từ những ứng viên nộp qua cổng Coalition.
Hệ thống hiện tại có 150 trường thành viên và trở ngại lớn nhất mà các bạn học sinh, sinh viên thường đề cập đến là hệ thống này rất khó sử dụng và việc điền hồ sơ rất phức tạp. Vì vậy, mình sẽ có một bài viết khác để giải thích cụ thể cách điền hồ sơ ở Coalition App nhé.
Bạn có thể sử dụng Coalition For College Access tại đây.
Personal Statement – Tiểu luận cá nhân
Personal statement, hay còn được hiểu là bài luận cá nhân, là một bài luận để thí sinh viết để chứng minh với ban tuyển sinh rằng tại sao mình lại đáng được nhận vào trường của họ. Khi viết một bài luận thì bạn thường sẽ cần một đề tài để viết, hệ thống CommonApp sẽ đề xuất một số đề tài để bạn chọn hoặc nếu muốn thì bạn có thể tự nghĩ ra đề tài cho riêng mình. Mình vẫn khuyên các bạn chọn đề tài mà Common App đã đưa ra vì việc nghĩ ra đề tài riêng là một điều khó và mất thời gian.

Khi nộp hồ sơ cho các trường đại học ở Mỹ, nếu các trường đấy có bắt nộp cả bài luận cá nhân thì khả năng cao là họ sẽ chấp nhận các bài luận cá nhân được viết dựa trên đề tài mà Common App đã đưa ra nên các bạn không phải lo về vấn đề này. Ngoài ra, khi nộp ở các trường danh giá hơn thì họ còn có thêm cả lựa chọn là viết bài luận cá nhân dựa trên đề tài mà nhà trường đưa ra nếu bạn muốn.
Common App Essay – Bài luận Common App
Common App essay hay còn được hiểu là bài luận Common App, là cách để các bạn thí sinh nói về bài luận cá nhân mà hệ thống nhập học Common App yêu cầu học sinh viết dựa trên các đề tài để viết (Common App essay prompts) mà Common App đã gợi ý để các bạn có thể dễ lên ý tưởng hơn viết bài luận cá nhân hơn.
Những cụm từ khác có nghĩa tương đương như CommonApp essay là “Common App Essay,” “Common App personal statement,” và “personal statement”.
Đề tài để viết năm 2022 – 2023 mà Common App đã đưa ra.
- Some students have a background, identity, interest, or talent that is so meaningful they believe their application would be incomplete without it. If this sounds like you, then please share your story.
- The lessons we take from obstacles we encounter can be fundamental to later success. Recount a time when you faced a challenge, setback, or failure. How did it affect you, and what did you learn from the experience?
- Reflect on a time when you questioned or challenged a belief or idea. What prompted your thinking? What was the outcome?
- Reflect on something that someone has done for you that has made you happy or thankful in a surprising way. How has this gratitude affected or motivated you?
- Discuss an accomplishment, event, or realization that sparked a period of personal growth and a new understanding of yourself or others.
- Describe a topic, idea, or concept you find so engaging that it makes you lose all track of time. Why does it captivate you? What or who do you turn to when you want to learn more?
- Share an essay on any topic of your choice. It can be one you’ve already written, one that responds to a different prompt, or one of your own design.
- Theo như các bạn học sinh thì đề tài được nhiều người yêu thích vì tính dễ viết cũng như dễ lên ý tưởng chính là đề tài số … Các bạn có thể tham khảo nhé.
Supplemental Essay – Tiểu luận bổ sung

Bài tiểu luận bổ sung (supplemental essay) cũng là một yêu cầu thường xuất hiện từ các trường ở Mỹ. Bài tiểu luận này là một trong những cách mà ban tuyển sinh của trường sử dụng để kiểm tra xem ứng viên đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về trường chưa. Trường có thể yêu cầu 2-3 bài tiểu luận bổ sung nên đây là một quá trình rất tốn thời gian, yêu cầu các du học sinh Mỹ tương lai tìm hiểu kỹ trước khi viết để tăng khả năng đậu.
Extracurricular Activities (EC) – Hoạt động ngoại khoá

Đây là những hoạt động ngoại khoá mà bạn đã tham gia từ lớp 9 đến lớp 12, việc tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá là một điều được ban tuyển sinh đặt rất nhiều sự quan tâm trong việc xem xét hồ sơ.
Hoạt động ngoại khoá ở đây có thể là khi bạn tham gia các hoạt động mà bản thân được làm lãnh đạo, thực tập viên, hoạt động thể thao, câu lạc bộ, đội nhóm, các hoạt động sáng tạo như (vẽ, …), kỹ năng công nghệ (lập trình, …), kinh nghiệm làm việc.
Letter of Recommendation (LoR) – Thư giới thiệu

Thư giới thiệu là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong hành trình đi du học Mỹ. Đây là lá thư được viết bởi các thầy cô để thể hiện những phẩm chất và thế mạnh và mà họ nhìn thấy được trong thời gian dạy học cho bạn. Thư giới thiệu từ những người nắm chức vụ cao hơn thì thư đấy lại càng có tầm quan trọng hơn.
Khi chọn người viết thư giới thiệu, bạn nên ưu tiên chọn những thầy cô đã gắn bó lâu dài và hiểu bạn nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể chuẩn bị sẵn một bản tóm tắt thành tích cá nhân (brag sheet) để các thầy cô có thể dễ dàng nhớ lại để viết. Bạn có thể tham khảo mẫu chuẩn của CommonApp tại đây.
Trong trường hợp các thầy cô viết bằng tiếng Việt, bạn có thể đưa đi công chứng và dịch thuật sang tiếng Anh để nộp cho các trường. Đối với nơi công chứng, bạn có thể hỏi người thân hoặc tìm kiếm những văn phòng xung quanh nơi mình sống. Văn phòng công chứng thường làm việc từ 7h30 sáng đến 5h chiều, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Interview – Phỏng vấn
Ở một số trường đại học danh giá, ban tuyển sinh sẽ có thêm một vòng phỏng vấn để tìm hiểu thêm về các ứng viên. Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về trường và tham khảo kinh nghiệm từ các bạn học sinh đi trước (các bạn có thể lên những diễn đàn du học trực tuyến) để xem họ gặp phải những vấn đề gì, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
Letter of Continued Interest (LOCI) – Thư thể hiện mong muốn theo học
Khi bạn nhận ra mình đã bị đưa vào danh sách chờ thì hành động tốt nhất mà bạn có thể làm chính là viết một lá thư thể hiện nguyện vọng theo học tại trường (Letter of Continued Interest) và gửi ngay cho trường đấy. Sau đó thì bạn hãy tìm kiếm các trường khác để dự phòng vì nếu chỉ dựa dẫm vào danh sách chờ thì rất may rủi và có thể ảnh hưởng đến việc đi du học Mỹ của bạn.
Resume – Lý lịch bản thân
Việc hoàn thành bản lý lịch sớm sẽ giúp bạn điền vào mục hoạt động ngoại khoá của Common App và Coalition một cách dễ dàng hơn. Nhiều trường cũng sẽ yêu cầu ứng viên nộp bản resumé nên đây cũng là một phần cần phải chú ý. Bạn nên chuẩn bị lý lịch một cách đơn giản, không màu mè để có thể gây ấn tượng tốt với ban tuyển sinh. Mình khuyến khích các bạn sử dụng bản resume sau, nó khá là đơn giản và admission officer (người từ ban tuyển sinh) chỉ cần nhìn qua một phát là sẽ thấy hết được toàn bộ thành tựu cũng như hoạt động của mình.
Bản resume mẫu trên được chia sẻ bởi một nhà phỏng vấn từng làm việc cho các công ty hàng đầu trên thế giới. Chính bản thân mình cũng đã sử dụng mẫu trên trong quá trình nộp hồ sơ cho các trường ở Mỹ.