IELTS Speaking là gì? Giải đáp 20 thắc mắc về bài thi nói của IELTS

Bạn có đang bỡ ngỡ về bài thi IELTS Speaking? Bài viết này của Tùng sẽ giải đáp những thắc mắc mới đây nhất về bài thi nói của IELTS để giúp các bạn tự tin hơn cũng như hiểu hơn về cách hoạt động của bài thi này nhé.

IELTS Speaking là gì?

Giải thích về bài thi nói IELTS Speaking.
Giải thích về bài thi nói IELTS Speaking.

IELTS Speaking là 1 trong 4 đề thi trong kỳ thi chuẩn hoá về tiếng Anh IELTS. Đối với bài thi này, bạn sẽ gặp trực tiếp giám khảo (examiner) để thực hiện bài thi. Toàn bộ bài thi sẽ được ghi âm lại.

Bài thi IELTS Speaking sẽ có hai dạng thi: học thuật (academic) và general training (tổng quát). Các bạn học sinh, sinh viên sẽ thi dạng học thuật. Dạng tổng quát thường để dành cho những người có ý định định cư, sinh sống ở nước ngoài hoặc muốn làm việc tại các nước nói tiếng Anh.

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về bài thi nói IELTS (IELTS Speaking)

Câu hỏi thường gặp về bài thi IELTS Speaking.
Câu hỏi thường gặp về bài thi IELTS Speaking.

IELTS Speaking dạng học thuật có khác gì IELTS Speaking dạng tổng quát không?

Không. Nếu bạn chọn thi IELTS Academic hay General Training thì bạn vẫn sẽ phải trả lời các câu hỏi, chủ đề, cấu trúc bài thi nói cũng sẽ giống nhau.

IELTS Speaking có bao nhiêu phần?

Bài thi Speaking có tổng cộng 3 phần là Part 1, Part 2 và Part 3. Toàn bộ bài thi sẽ kéo dài từ 11 đến 14 phút.

Bạn có thể đọc thêm về cấu trúc của bài thi IELTS Speaking tại đây.

Giám khảo sử dụng những tiêu chí nào để chấm bài IELTS của mình?

Giám khảo sẽ sử dụng các tiêu chí như Fluency and coherence, Lexical resource, Grammatical range and accuracy và Pronunciation để đưa ra mức điểm phù hợp cho bài nói của bạn. Để khám phá về cách giám khảo chấm dựa vào các tiêu chí trên, bạn có thể đọc thêm bài viết này.

Khi nào mình sẽ có điểm sau khi hoàn thành bài thi IELTS Speaking?

Sau khi bài thi kết thúc, bạn sẽ được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 9. Ngay khi bạn bước chân ra khỏi phòng thi, giám khảo sẽ bắt đầu chấm bài nói của bạn luôn. Tất nhiên là để nhận được điểm chính thức thì bạn sẽ phải chờ khoảng 13 ngày.

Tại sao giám khảo lại lạnh lùng với mình vậy?

Khi giám khảo đã bắt đầu ghi âm cuộc trò chuyện, họ sẽ không thể nói chuyện với bạn được nữa vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp. Thường thi khi bạn đặt chân vào phòng thi là giám khảo đã bắt đầu ghi âm rồi.

Và cũng vì điều này mà nếu khi thi xong nếu bạn có thắc mắc gì mà muốn hỏi giám khảo thì chắc chắn họ sẽ không trả lời được vì tất cả đang được ghi âm và để giữ tính chuyên nghiệp thì họ sẽ không trả lời những câu hỏi của bạn.

Mình nên chào hỏi như thế nào khi gặp giám khảo?

Khi bước vào phòng thi bạn có thể chào hỏi với họ bằng một câu như “Good morning!” hoặc “Good evening!”. Hoặc đơn giản thì bạn có thể chọn chào bằng “Hello!” hoặc “Hi!”.

Khi nào thì giám khảo sẽ bắt đầu bài thi?

Có thể các bạn nghĩ rằng khi giám khảo hỏi tên của mình thì đó chính là lúc bài thi bắt đầu nhưng đó đơn giản chỉ là thủ tục thôi. Bạn chỉ cần trả lời tên của mình và sau đó giám khảo sẽ nhắc lại tên bạn một lần nữa. Nếu giám khảo có phát âm sai tên bạn thì mình thấy không cần thiết phải yêu cầu họ phát âm lại vì toàn bộ cuộc trò chuyện đã được ghi âm cả rồi.

Vậy thì lúc nào giám khảo sẽ bắt đầu bài thi? Các bạn hãy chú ý đoạn nào mà giám khảo có nói một câu tương tự như “In the first part, I would like to ask some questions about yourself, …” đây sẽ là tín hiệu bắt đầu Part 1 của bài thi IELTS Speaking.

Những chủ đề thường gặp khi mở đầu Part 1 là gì?

Những chủ đề thường gặp ở đây sẽ là những câu hỏi về nơi sinh sống, việc làm, quá trình học tập hoặc sở thích của bạn, những chủ đề mà chắc chắn bạn sẽ biết. Tuy nhiên thì câu hỏi mà họ sẽ hỏi đầu tiên sẽ thuộc về một trong hai chủ đề là học tập (study) hoặc việc làm (work). Bạn có thể xem toàn bộ các chủ đề thường gặp đối với IELTS Speaking Part 1 ở bài này.

Mình nên làm gì khi giám khảo hỏi mình một câu hỏi mà mình không biết trả lời ở Part 1?

Các câu hỏi ở Part 1 sẽ xoay quanh những trải nghiệm, kinh nghiệm sống mà bản thân bạn chắc chắn đã từng có. Chính vì vậy mà những câu trả lời chúng ta đưa ra đều là có và bắt đầu giải thích thêm về trải nghiệm đấy, cái này được gọi là đưa ra một positive answer (đáp án khẳng định/tích cực). Nếu vì một lý do nào đó mà giám khảo hỏi một câu hỏi mà bạn chưa từng có một trải nghiệm nào thì bạn hoàn toàn có thể trả lời theo hướng phủ định (negative answer) rằng mình chưa hề được trải nghiệm điều gì như vậy và giải thích tại sao lại chưa được trải nghiệm điều đó.

Ví dụ

Giám khảo hỏi bạn có thích đi tàu lượn siêu tốc không? (roller coaster), bạn có thể trả lời là không và giải thích rằng từ nhỏ đến lớn bố mẹ chưa bao giờ đưa bạn đi chơi vì chưa thấy chỗ nào có ở Việt Nam và mở rộng thêm ý rằng bạn mong muốn sẽ được đi một ngày nào đó vì đó có vẻ là một hoạt động rất thú vị

Mình có nên ghi nhớ câu trả lời không?

Mặc dù có một số chủ đề thường hay lặp đi lặp lại như là về nơi ở, việc làm, việc học và sở thích có thể xuất hiện thường xuyên. Các bạn không nên ghi nhớ sẵn đáp án để vào phòng thi rồi trả lời. Các giám khảo IELTS đều được đào tạo để phát hiện những thí sinh ghi nhớ câu trả lời từ trước và việc bạn làm như vậy sẽ tạo ấn tượng rất xấu.

Ngoài ra, nếu họ nghĩ bạn đang đọc một câu trả lời được ghi nhớ sẵn, họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi khó hơn để đảm bảo bạn đang nói đúng với thực lực của bản thân chứ không phải từ những gì đã được ghi nhớ từ trước.

Tại sao giám khảo lại hỏi mình những câu hỏi ngày càng khó vậy?

Giám khảo hỏi bạn những câu hỏi khó khi thi IELTS Speaking là bởi họ thấy bạn có tiềm năng đạt được mức điểm nói IELTS cao, vì vậy họ sẽ đặt câu hỏi càng khó để đẩy bạn đến giới hạn và cuối cùng là giúp bạn đạt được mức điểm cao hơn mong đợi.

Tại sao toàn bộ bài thi của mình lại được ghi âm lại?

Toàn bộ bài thi của bạn được ghi âm lại để phục vụ cho mục đích phúc khảo lại điểm sau này. Khi nhận được kết quả sau kỳ thi IELTS, nếu bạn không hài lòng với mức điểm nhận được vì cảm thấy nó không phản ánh đúng năng lực của bản thân, bạn hoàn toàn có thể xin phúc khảo lại.

Khi bạn quyết định phúc khảo, một giám khảo IELTS khác sẽ nghe lại cuộc ghi âm ấy để đưa ra một mức điểm. Mức điểm này có thể là giống hoặc khác với mức điểm mà bạn đạt được ban đầu.

Điểm thi IELTS Speaking có được làm tròn không?

Có. Điểm thi IELTS sẽ được làm tròn số xuống. Điều này có nghĩa là nếu bạn có mục tiêu đạt 8.0 IELTS Speaking và đạt được các mức điểm sau cho từng tiêu chí:

  • Fluency and coherence = 7.5
  • Lexical resource = 8
  • Grammar range and accuracy = 8
  • Pronunciation = 8

Thì bạn sẽ không đạt được band 8 IELTS Speaking mà kết quả của bạn sẽ là 7.5 IELTS Speaking (8 + 8 + 8 + 7.5 = 31.5 → 31.5 / 4 = 7.8 thì làm tròn xuống 7.5)

Part 1 sẽ có bao nhiêu câu hỏi?

Ở Part 1, bạn sẽ được hỏi từ 7 đến 11 câu hỏi.

Cue card là gì?

Khi sang đến Part 2 của IELTS Speaking. Bạn sẽ được giám khảo phát cho một tờ giấy được gấp lại làm đôi mà ta sẽ gọi là cue card. Một mặt của cue card này sẽ chứa chủ đề nói cho part 2. Sau đó sẽ có 3-4 dấu chấm nhỏ để gợi ý về những ý mà bạn có thể tích hợp vào bài nói của mình.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng những cái mẩu gợi ý nếu bạn đã có sẵn ý tưởng trong đầu.

Mình thấy những cái gợi ý đấy tốt nhất nên dùng để giúp bản thân dễ lên ý tưởng hơn, chứ nếu cố gắng thêm những cái ý ở trong cue card đấy vào bài nói thì cảm giác hơi gượng và thiếu tự nhiên, đồng thời bài nói của mình cũng không dài lắm. <thêm ảnh minh hoạ cue card vẽ bằng goodnotes>

Sau khi bài thi kết thúc thì mình nên nói gì?

Bạn chỉ cần nói đơn giản một câu “Thank you!” hoặc “Have a nice day”.

Mình bị bí ý tưởng lúc nói thì nên làm gì đây?

Điều quan trọng là bạn không dừng nói, việc tiếp tục nghĩ ra điều gì đấy để nói sẽ tốt hơn nhiều so với việc im lặng và không nói gì tiếp. Một mẹo là bạn có thể giải thích thêm về lý do tại sao câu hỏi này lại làm khó bạn đến vậy? Có thể lúc bạn trả lời xong câu hỏi tại sao câu hỏi này lại khó thì trong đầu bạn đã nảy ra một số ý tưởng khác để nói tiếp đấy.

Độ khó của mỗi phần trong IELTS Speaking

Part 1 sẽ là phần dễ nhất.

Part 2 mức độ trung bình vì vẫn còn có các gợi ý để dễ lên ý tưởng.

Part 3 mang tính trừu tượng và tổng quát. Phần này mình thấy khó nhất.

Tại sao giám khảo lại ngắt/dừng mình lại?

Nếu bạn trả lời đã trả lời xong câu hỏi được đưa ra và bây giờ đang cố gắng thêm vào một số thông tin khác để kéo dài bài nói (tất nhiên không được lạc đề, vẫn phải liên quan đến câu hỏi) thì việc bị ngắt là không sao cả vì bạn đã nói đủ 2 phút rồi.

Giám khảo có thể ngắt/dừng mình không?

Nếu bạn đang ở Part 3, giám khảo có thể ngắt lời bạn để đưa ra một câu hỏi khác.

Bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc nào nữa không? Hãy để lại câu hỏi ở phía dưới để được giải đáp nhé!

Total
0
Lượt chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.